Năm 2022: Hạ tầng đô thị tại Bắc Ninh được phát triển tối đa

Tỉnh Bắc Ninh đặt mục tiêu phát triển bền vững, cơ bản trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Tỉnh sẽ khai thác tiềm năng, cơ hội mới; đẩy mạnh đổi mới sáng  tạo, cải cách hành chính, tăng cường quản lý phát triển xã hội, tạo chuyển biến trên các lĩnh vực; tiếp tục thu hút, phát triển công nghiệp công nghệ cao, xây dựng hạ tầng đô thị tại Bắc Ninh.

1. Những lợi thế của Bắc Ninh

Bắc Ninh nằm giữa tam giác kinh tế của miền Bắc: Quảng Ninh – Hà Nội – Hải Phòng. Từ trung tâm thành phố Hà Nội, di chuyển đến Bắc Ninh chỉ mất khoảng 30Km. Hơn hết, với khí hậu thuận lợi, chính quyền địa phương liên tục đưa ra những chính sách tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. Từ đó, Bắc Ninh trở thành điểm vàng trong lĩnh vực bất động sản.

Bắc Ninh nổi tiếng với “thủ phủ” công nghiệp Yên Phong, khi hàng năm thu hút nhiều công ty đa quốc gia cũng như các hãng sản xuất trong nước đặt nhà máy sản xuất tại đây. Phải kể đến các doanh nghiệp lớn như Samsung Electronic, Nhựa Kinh Quang Việt Nam, Heesung Electronic,…

Những lợi thế của bắc ninh

Nắm bắt được những cơ hội đó, tỉnh đang xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, nhằm phát triển các khu đô thị mới, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển các dự án chung cư, toà nhà cao tầng.

2. Tập trung phát triển hạ tầng giao thông

Khác với những năm trước đây, Bắc Ninh hiện tại đã thay đổi diện mạo mới, giao thông thuận tiện với những con đường trải nhựa uốn lượn kết nối các vùng trọng điểm kinh tế với các KCN, khu dân cư.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 4000km đường các loại, trong đó có 4 tuyển Quốc lộ dài gần 170km và đường tỉnh có 14 tuyển với chiều dài gần 270km. Chỉ sau một thời gian, hoàng loạt các công trình trọng điểm đã được thực hiện với mức đầu tư hàng chục tỉ đồng được đầu tư xây dựng như: cầu Bình Than, nút giao KCN Yên Phong với QL18, Đường tỉnh 276,…

Hạ tầng giao thông tại Bắc Ninh

Việc phát triển hạ tầng giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, lưu thông hàng hoá, là “đòn bẩy” để phát triển công nghiệp, thúc đẩy kinh tế.

Theo đánh giá của Bộ GTVT, Bắc Ninh là một trong những địa phương vận dụng linh hoạt các nguồn lực cho hạ tầng giao thông, sử dụng tối ưu nguồn vốn đầu tư từ trung ương và các nhà đầu tư. Nhờ những công trình giao thông trọng điểm, các cửa ngõ giao thông quan trọng lần lượt được kết nối với các tuyến đường “nút thắt” miền Bắc.

3. Phát triển hạ tầng xã hội

Bắc Ninh là tỉnh tập trung nhiều các khu công nghiệp, hàng năm thu hút một lượng lớn người lao động, cho nên, việc tập trung phát triển các khu nhà ở xã hội để đảm bảo đời sống của công nhân là nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Tính đến nay, Bắc Ninh có khoảng 400 nghìn công nhân đang làm việc tại 12 KCN tập trung. Trong đó có khoảng hơn 200 nghìn công nhân. Xong, những năm gần đây số người lao động tăng từ 20-30 nghìn người hàng năm.

Đa số các khu nhà ở cho công nhân hiện nay đều do các hộ gia đình xây, nên xây dựng còn tự phát, lộn xộn, không có quy hoạch, thẩm mỹ kiến trúc. Công tác quy hoạch nhà ở xã hội phục vụ cho quy hoạch hạ tầng đô thị chưa có quy định chặt chẽ, thiếu sự đồng bộ giữa công tác thiết kế và công tác quản lý, chưa phù hợp với đặc điểm tổ chức xã hội.

Một số nhà đầu tư nước ngoài như Samsung, Nokia đang mở rộng sản xuất nên kéo theo số lượng người lao động đồ về Bắc Ninh tăng đột biến, tạo áp lực cho các công tác quy hoạch. Trong khi đó, việc thu hút đầu tư xây dựng nhà ở công nhân nhằm phát triển hạ tầng đô thị tại Bắc Ninh gặp nhiều khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng, cơ chế quản lý.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    094.727.8168